Bạn đang có ý định xây hoặc sửa nhà nhưng còn khá phân vân về vấn đề giữ lại tiền bảo hành công trình? Đừng lo lắng, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết về các quy định cũng như các vấn đề liên quan đến việc giữ tiền bảo hành công trình.
Table of Contents
Một số thông tin giữ lại tiền bảo hành công trình
Bảo hành công trình xây dựng là gì?
Xét theo quy định của khoản 1 điều 3 trong Luật Nhà ở năm 2014 viết như sau:
“Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, được liên kết, định vụ với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.”
Bên cạnh đó, pháp luật còn nhắc đến các vấn đề liên quan đến việc bảo hành công trình để đảm bảo trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của nhà thầu với công trình xây dựng.
Tại Khoản 17 điều 3 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:
“Bảo hành công trình xây dựng là sự cam kết của nhà thầu về trách nhiệm khắc phục, sửa chữa trong một thời gian nhất định các hư hỏng, khiếm khuyết có thể xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng công trình xây dựng”
Quy định về giữ tiền bảo hành công trình
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Thông tư số 08/2006/TT-BXD năm 2006 của Bộ Xây dựng hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng. Nhà thầu có trách nhiệm khắc phục các hư hỏng của công trình do mình gây ra trong quá trình thi công. Quá trình này được thực hiện ngay sau khi hạng mục công trình được nghiệm thu hoàn thành. Việc bảo hành công trình có thời hạn và các mức tiền bảo hành được giữ lại sẽ tùy thuộc vào cấp độ của công trình.
Những điều trên được quy định như sau:
- Đối với công trình cấp 1 hay cấp đặc biệt, thời hạn bảo hành không ít hơn 24 tháng, tiền nộp bảo hành bằng 3% giá trị hợp đồng.
- Đối với các công trình còn lại, thời hạn bảo hành không ít hơn 12 tháng, tiền nộp bảo hành bằng 5% giá trị hợp đồng.
- Tiền bảo hành công trình được nộp vào tài khoản của Chủ đầu tư. Họ được phép tính lãi theo lãi suất của ngân hàng và hoàn trả sau khi kết thúc thời hạn bảo hành khi xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành.
- Trách nhiệm theo dõi và phát hiện hư hỏng để yêu cầu nhà thầu bảo hành công trình và giám sát nghiệm thu thuộc về chủ đầu tư, chủ sở hữu và chủ quản lý sử dụng công trình.
- Ngoài ra, còn có thể thay thế tiền bảo hành công trình bằng thư bảo lãnh của ngân hàng với giá trị tương đương.
- Thời gian bảo hành các thiết bị công trình, công nghệ theo hợp đồng xây dựng. Thời hạn trên không ngắn hơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất, tức là tính từ khi nghiệm thu hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị.
- Thời gian bảo hành sẽ tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, chủ đầu tư có thể thỏa thuận cùng nhà thầu về thời gian bảo hành.
- Các hạng mục có khiếm khuyết đã được nhà thầu sửa chữa, khắc phục thì thời gian bảo hành sẽ được kéo dài hơn so với thỏa thuận trước khi được nghiệm thu.
Trình tự bảo trì công trình xây dựng
Tùy thuộc vào từng loại công trình mà chủ sở hữu, chủ quản lý có trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo trì công trình theo trình tự phù hợp. Trình tự bảo trì công trình xây dựng theo các bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra đánh giá chất lượng công trình
Tùy theo loại công trình mà chủ đầu tư sẽ thuê các tổ chức tư vấn hay các chuyên gia chuyên ngành có năng lực phù hợp để kiểm tra định kỳ công trình theo quy định.
Bước 2: Thực hiện bảo trì công trình
Sau khi kiểm tra, đánh giá tùy theo chất lượng công trình mà chủ sở hữu và chủ quản lý sử dụng quyết định lựa chọn được cấp bảo trì công trình thích hợp.
Bước 3: Giám sát, nghiệm thu và bảo hành công trình.
Chủ sở hữu và chủ quản lý tổ chức giám sát thi công và nghiệm thu các công tác bảo trì công trình đúng với quy định của luật xây dựng.
Nguồn kinh phí bảo trì công trình
- Đối với công trình có chủ quản lý sử dụng là cơ quan hành chính công thì kinh phí bảo trì được lấy từ chi phí thuộc ngân sách Nhà nước.
- Đối với công trình có chủ quản lý sử dụng là cơ quan hành chính sự nghiệp thì kinh phí bảo trì mới lấy từ chi phí thường xuyên, một phần lấy từ nguồn vốn tự có do các hoạt động có thu đem lại.
- Đối với các công trình dân dụng, công nghiệp khác thì chủ quản lý sử dụng tự bố trí kinh phí bảo trì công trình.
- Đối với các công trình dân dụng, công nghiệp khác thì chủ quản lý sử dụng tự bố trí kinh phí bảo trì cho công trình.
Trong bài viết trên, chúng tôi đã đề cập đến vấn đề giữ lại tiền bảo hành công trình cũng như các vấn đề liên quan. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc!