Thế nào là đơn xin sửa chữa nhà ở? Mẫu đơn xin sửa chữa nhà viết tay gồm những nội dung gì? Những trường hợp nào không cần phải làm đơn xin sửa chữa nhà? Khi viết mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở viết tay cần lưu ý những vấn đề gì? Tìm hiểu bài viết để nắm được thông tin chi tiết. Cùng theo dõi nhé.
Table of Contents
Mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở là gì?
Đơn xin sửa chữa nhà ở là mẫu đơn được viết ra nhằm xin phép cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép sửa chữa nhà ở hoặc các công trình xây dựng. Mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở được làm theo quy định trong Thông tư 15/2016/TT-BXD.
Hiện nay có 2 mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở là mẫu đơn xin sửa chữa nhà bản đánh máy và mẫu đơn xin sửa chữa nhà viết tay. Khi trình đơn xin sửa chữa nhà ở, người viết đơn cần phải có tài liệu chứng minh kèm theo.
Mẫu đơn xin sửa chữa nhà viết tay
Bạn muốn viết mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở viết tay nhưng không biết mẫu đơn gồm những nội dung gì? Dưới đây là mẫu đơn sửa chữa nhà ở hoàn chỉnh bạn có thể tham khảo.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————- ĐƠN XIN SỬA CHỮA NHÀ Ở KÍNH GỬI: – ỦY BAN NHÂN DÂN…………………………………………. – PHÒNG QUẢN LÝ……………………………………………. Tôi tên là:……………………………………….Sinh năm……………………………… CMND số:………………………………………Cấp ngày………Tại…………………… Thường trú tại nhà số:…………..thôn/xóm………Xã/Phường…………..Quận/Huyện…………….. Xin phép xây dựng/sửa chữa căn nhà số:………..thôn/xóm…………Xã/Phường……………Quận/Huyện…………….. Thuộc quyền sở hữu của……………………………………………………….. Giấy phép công nhận quyền sở hữu nhà số: Giấy giao đất số:………………………………………ngày……………………………. Của Sở Địa Chính Thành Phố cấp. Đặc điểm căn nhà xin sửa chữa – xây dựng mới 1.Nhà: – Loại nhà: (Biệt thự, phố, chung cư)…………………………………………………. – Cấp nhà:………………………………….., gồm……………………………….. – Cấu trúc: Móng…………….,vách,………..Cột,……………….Mái………… – Diện tích khuôn viên:……………………m2 (Ngang:……………..m, Dài:………………………m) – Diện tích xây dựng:.…………………m2 (Ngang:…………….m, Dài:………………………m) 2.Đất: – Diện tích đất được cấp:…………………………………………………………………………. Nội dung xin sửa chữa – xây dựng mới ………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. ……….,ngày.…tháng….năm….. Người làm đơn (ký và ghi rõ họ tên) |
Khi viết mẫu đơn xin sửa chữa nhà viết tay cần lưu ý những gì?
Khi viết mẫu đơn sửa chữa nhà viết tay cần lưu ý những vấn đề gì? Một số vấn đề bạn cần lưu ý khi làm mẫu đơn sửa chữa nhà ở viết tay:
Khi viết nội dung cho mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở viết tay
Khi viết mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở viết tay, bạn cần thể hiện cụ thể và rõ ràng về nội dung đề nghị sửa chữa nhà ở. Đơn viết tay cần ghi rõ và đầy đủ các thông tin như: trình trạng của nhà ở hiện tại, đơn vị sửa chữa nhà,……
Khi viết không được viết tắt, viết sai chính tả và viết quá dài dòng. Nội dung đề nghị cần viết đầy đủ ý nhưng ngắn gọn và xúc tích. Khi viết đơn xin sửa chữa nhà ở nên viết trên giấy A4 và cần trình bày sạch sẽ, không bị lem mực hoặc dính vết bẩn.
Những trường hợp không cần làm đơn xin sửa chữa nhà ở?
Không phải trường hợp sửa chữa nhà ở nào cũng cần phải làm đơn xin sửa chữa nhà. Những trường hợp sửa chữa nhà ở, gia chủ không cần phải làm đơn xin sửa chữa nhà:
- Lắp đặt và sửa chữa các thiết bị bên trong nhà ở không làm thay đổi kết kết xây dựng của ngôi nhà.
- Sửa chữa nhà không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và không làm ảnh hưởng đến các khu vực chịu sự quản lý kiến trúc đô thị.
- Sửa chữa nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, nhà không xây trên khu đất thuộc khu bảo tồn hoặc khu di tích lịch sử.
Hồ sơ đính kèm đơn xin sửa chữa nhà viết tay gồm những gì?
Bên cạnh đơn xin sửa chữa nhà viết tay, khi muốn xin cấp phép sửa chữa nhà ở, bạn cần phải kính kèm thêm nhiều giấy tờ và hồ sơ liên quan. Những giấy tờ và hồ sơ đính kèm với đơn xin sửa chữa nhà gồm có:
- Sổ hộ khẩu.
- Hồ sơ kiểm định móng nhà ở.
- Tờ khai thuế trước bạ.
- CMND, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
- Các bản vẽ liên quan đến việc sửa chữa nhà ở.
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Thời gian xin giấy phép sửa chữa nhà ở
Trường hợp. bạn sửa chữa nhà ở không làm ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà thì thời gian xin giấy phép sửa chữa mất từ 1 ngày đến 2 ngày. Trường hợp, bạn muốn sửa chữa nhà diện rộng như: mở rộng diện tích nhà ở, nâng tầng nhà ở,…. thì thời gian xin giấy phép sửa chữa mất từ 20 ngày đến 25 ngày.
Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà như thế nào?
Thủ tục để xin giấy phép sửa chữa nhà ở từ cơ quan có thẩm quyền như thế nào? Các bước tiến hành làm thủ tục cụ thể:
- Bước 1: Hoàn thành mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở viết tay.
- Bước 2: Chuẩn bị các loại giấy tờ và hồ sơ liên quan đính kèm với mẫu đơn xin sửa chữa nhà.
- Bước 3: Đến Ủy ban nhân nhân nơi nhà ở của bạn cần sửa chữa để nộp hồ sơ xin sửa chữa nhà ở. Trong trường hợp hồ sơ của bạn không đúng theo quy định pháp luật thì bên cấp phép sẽ trả lại hồ sơ.
- Bước 4: Sau thời gian hẹn, bạn đến Uỷ ban nhân dân để nhận hồ sơ cấp phép sửa chữa nhà ở. Tại đây, bạn tiến hành nộp giấy biên lai và lệ phí để nhận giấy phép sửa chữa nhà đã được đóng dấu.
Trên đây là thông tin về mẫu đơn xin sửa chữa nhà viết tay và các vấn đề xoay quanh hữu ích. Hy vọng, bài viết giải đáp các vấn đề bạn đang tìm hiểu.