Những điểm mới cần lưu ý trong Quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ

Trong lĩnh vực giao thông đường bộ, văn bản pháp luật được áp dụng mới nhất hiện nay là quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành. Hãy cùng tìm hiểu những điểm mới cần lưu ý của quy chuẩn này so với các quy chuẩn trước.

quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ
Sách về Quy chuẩn 41:2019/BGTVT về biển báo giao thông đường bộ.

Qua mỗi năm, các quy chuẩn sẽ được ban hành sửa đổi để phù hợp với tình hình xã hội. Đối với lĩnh vực giao thông đường bộ, gần đây nhất đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT. Về cơ bản, nội dung quy chuẩn mới này tương tự như quy chuẩn cũ. Tuy nhiên, quy chuẩn mới có thêm một số loại biển báo mới và có thay đổi về nội dung của một số biển hiệu cũ trước đây. Ngoài ra, quy chuẩn mới còn có sự thay đổi về hệ số kích thước biển báo tương ứng với từng cấu trúc đường bộ. Hãy cùng tìm hiểu quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ để tham gia lưu thông đúng quy định pháp luật.

Tổng quan Quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ

quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ
Quy chuẩn mới nhất quy định về báo hiệu đường bộ.

Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn cùng với sự thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT do Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành thể theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 về báo hiệu giao thông đường bộ. Hơn hết, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT thay thế cho QCVN 41:2016/BGTVT.

Quy chuẩn 41 quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ, bao gồm: biển báo hiệu, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, chiếu sáng, tường bảo vệ và rào chắn, vạch kẻ đường, cột kilômét, cọc tiêu, cọc H, mốc lộ giới, dải phân cách, gương cầu lồi và các thiết bị an toàn giao thông khác.

Quy chuẩn này áp dụng cho tất cả những tuyến đường bộ trong mạng lưới đường bộ Việt Nam và các đường nằm trong hệ thống đường bộ mà Việt Nam là thành viên khi tham gia Điều ước quốc tế.

Phạm vi đối tượng áp dụng

Quy chuẩn áp dụng cho người tham gia giao thông trên mạng lưới đường bộ tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, đầu tư xây dựng, khai thác, bảo vệ, bảo trì và sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Thứ tự hệ thống báo hiệu

Theo Khoản 1 Điều 4 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định trong cùng một khu vực nếu đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

  • Hiệu lệnh người điều khiển an toàn giao thông.
  • Hiệu lệnh đèn tín hiệu.
  • Hiệu lệnh biển báo hiệu.
  • Hiệu lệnh vạch kẻ đường và những dấu hiệu khác trên mặt đường.

Khi cùng một vị trí đã có biển báo cố định lại có biển báo hiệu khác đặt với tính chất tạm thời thì người tham gia giao thông buộc phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo tạm thời.

Những điểm mới của Quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2020. Quy chuẩn 41 có nhiều điểm mới so với trước đây.

Xe tải trọng tải dưới 1,5 tấn không còn là xe con

Theo Quy chuẩn mới: “Xe ô tô con (còn gọi là xe con) là xe ô tô đã có xác định Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phục vụ chở người không quá 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái)”. Vì vậy, quy định này đã loại xe tải dưới 1,5 tấn ra khỏi danh sách xe con.

Chỉnh sửa quy định về đặt biển trên giá long môn hoặc cột cần vươn

Theo Quy chuẩn 41/2019 quy định treo biển trên giá long môn hoặc cột cần vươn ở đường có từ hai làn đường trở lên mỗi chiều xe chạy đã bị bãi bỏ. Quy chuẩn 41:2019 đã quy định biển báo hiệu phải đặt phía tay phải hay phía trên phần đường xe chạy ở vị trí để người tham gia giao thông dễ thấy và có đủ thời gian chuẩn bị đề phòng. Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp, có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều hướng đi.

 Quy định lắp đặt biển chỉ dẫn lối đi khi đặt biển cấm

Nếu như Quy chuẩn 41:2016 quy định trước khi đặt biển báo cấm rẽ, cần đặt biển chỉ dẫn hướng đi thích hợp (bắt buộc) thì hiện nay quy chuẩn mới không bắt buộc điều lệnh này mà chỉ quy định “có thể đặt biển chỉ dẫn theo hướng đi phù hợp”.

 Không còn quy định rõ ràng về lệnh “Vượt phải”

Quy chuẩn 41:2016 đã quy định rõ ràng tình huống vượt phải trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt nằm cùng một chiều đường ở các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều”. Tuy nhiên, Quy chuẩn mới chỉ quy định chung về hành vi vượt xe.

Bổ sung vạch kẻ phân chia các làn xe cùng chiều dưới dạng vạch kép

Quy chuẩn mới 41:2019 đã bổ sung vạch phân chia những làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét). Vạch này nhằm phân chia các làn xe cùng chiều, khi cần thiết xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua, trong khi xe ở làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hay đè lên vạch.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin tổng thể về Quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ, hy vọng bạn sẽ nắm rõ những điều khoản của Quy chuẩn kỹ thuật này mà tuân thủ lưu thông đường bộ đúng quy định. 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *