Hiện nay, nhiều công ty, doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh và muốn đầu tư lớn vào các dự án, hợp đồng lớn. Một trong những điều nhận được khá nhiều sự quan tâm gần đây đó là tỷ số nợ trên tổng tài sản. Cùng tìm hiểu ngay những thông tin phía dưới nhé!
Table of Contents
Tổng quan về tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ trên tổng tài sản TD/TA (hay Tỷ lệ nợ trên tài sản, Tỷ số nợ D/A) là một loại tỷ lệ đòn bẩy tài chính nhằm xác định, đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của mỗi doanh nghiệp.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản trong tiếng Anh được viết là Total Debt to Total Assets Ratio – TD/TA.
Tỷ số nợ D/A phụ thuộc vào các yếu tố như quy mô, loại hình, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay.
Ý nghĩa của tỷ lệ TD/TA
Kết quả tỉ lệ càng cao thì công ty có mức độ đòn bẩy (DoL) càng cao và dẫn đến rủi ro tài chính càng lớn. Tỉ số này giúp phân tích bảng cân đối kế toán của một công ty khi sử dụng cả nợ ngắn hạn và dài hạn.
Tỷ số này cũng cho biết khả năng tự chủ tài chính vì xác định được phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ nguồn vay:
- Nếu tỷ số TD/TA thấp, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít, hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Hoặc cũng có thể hàm ý doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa có sự huy động vốn bằng hình thức đi vay.
- Nếu tỷ số TD/TA cao, chứng tỏ doanh nghiệp chưa có khả năng tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn hoạt động kinh doanh, mức độ rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp cũng cao hơn.
Công thức tính tỷ số TD/TA
Tỷ số nợ trên tổng tài sản được áp dụng theo công thức sau:
TD/TA = (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn)/ Tổng tài sản
- Nếu tỷ lệ TD/TA lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có khoản nợ lớn hơn tài sản riêng vốn có. Các công ty phá sản chủ yếu một phần do có tỷ lệ nợ quá cao, không trả nổi nợ và vỡ nợ.
- Nếu tỷ lệ TD/TA nhỏ hơn 1 chứng tỏ phần lớn tài sản của công ty là vốn chủ sở hữu.
Như vậy, dựa vào tỷ số, ta sẽ thấy phần trăm tài sản được tài trợ bằng vốn vay thay vì vốn chủ sở hữu. Ví dụ: một công ty có tỷ lệ tính được là 0,3 (tức là 30%) có nghĩa là công ty này có 30% vốn của bên chủ nợ, còn 70% là vốn của chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh.
Các bên cho vay vốn cũng sẽ căn cứ vào số liệu này để quyết định xem có nên đầu tư vào công ty, doanh nghiệp đó hay không. Phải chắc chắn có lợi nhuận thì mới có thể thuyết phục họ hợp tác đầu tư.
Trên thực tế, nếu muốn biết được tỷ số nợ này là cao hay thấp thì còn cần phải so sánh với tỷ số trung bình ngành. Bên cạnh đó, kết hợp với những tỷ số khác để cho biết số liệu chính xác hơn.
Mặt hạn chế của tỷ số nợ trên tổng tài sản là không xác định được chất lượng tài sản vì tài sản vô hình và hữu hình được gộp lại với nhau. Bên cạnh đó, TD/TA cần được xác định theo thời gian dài để đánh giá rủi ro tài chính. Khi tỷ số có xu hướng tăng cho thấy số nợ công ty cũng tăng lên. Hoặc là công ty sẽ vỡ nợ hoặc là lợi nhuận sẽ tăng lên trong thời gian tới
Biện pháp cân bằng tỷ số nợ trên tổng tài sản
Với quy mô hoạt động rộng lớn, các công ty sẽ khó tránh khỏi tình trạng mượn nợ. Đó cũng là điều dễ hiểu vì cần số tiền lớn để thực hiện những dự án lớn, giúp lợi nhuận thu lại cũng lớn hơn.
Với những công ty đang có tỷ lệ TD/TA cao cần có những giải pháp khắc phục cụ thể để nâng hiệu quả nguồn vốn:
- Cân nhắc lĩnh vực, bộ phận hoạt động để chủ trọng xác định được số vốn cần mượn, tránh mượn số tiền quá nhiều hoặc quá ít gây cản trở mục đích công việc.
- Nâng cao vai trò của các công cụ kế toán trong việc quản lý nợ để chủ động giải quyết, tránh tình trạng nợ chồng nợ.
- Điều chỉnh các chiến lược, phương án hoạt động phù hợp để không bị bùng nợ.
- Chỉ nên tiếp tục mượn vốn đầu tư nếu có sự tiến triển trong công việc, lợi nhuận cao.
Đưa ra hướng đi, chính sách, chiến lược phù hợp sẽ giúp cho các công ty, doanh nghiệp cân bằng được tỷ số TD/TA. Từ đó phát hiện được những ưu – nhược điểm phát sinh để điều chỉnh và có biện pháp giải quyết kịp thời.
Nhằm không gián đoạn quy trình hoạt động gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Là những người lãnh đạo thông minh, tính toán cẩn thận, chắc chắn bạn sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển trong tương lai.
Bài viết trên đã giới thiệu tới bạn đọc quan tâm về tỷ số nợ trên tổng tài sản. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn khi cần. Chúc bạn thành công.